Phân biệt Airpods Real và Airpods Fake
Nội dung bài viết
Một số cách phân biệt Airpods Real và Airpods Fake.
Hiện nay, Airpods được coi là một trong những phụ kiện được ưa thích, chính vì thế cũng là sản phẩm được làm giả nhiều nhất. Vậy, người dùng phải làm thế nào để phân biệt đâu là Airpods Real, đâu là Airpods Fake? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các sản phẩm tai nghe Airpods kém chất lượng, nhái lại bản gốc với nhiều mức giá khác nhau, từ vài trăm cho tới hơn 1 triệu đồng. Giá thành cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào độ tỉ mỉ cũng như tinh tế, mức độ giống của sản phẩm so với phiên bản chính hãng.
Một số sản phẩm Airpods Super Fake với thiết kế giống tới 99% so với bản gốc hẳn sẽ gây khó khăn cho người mua. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân biệt bằng mắt thường qua một vài chi tiết sau đây.
Bao bì và vỏ hộp
Bạn vẫn có thể phát hiện ra Airpods của mình là hàng real hay hàng fake ngay cả khi bao bì chưa được mở. Bạn vẫn nên kiểm tra trước khi mở hộp để có được cơ hội hoàn tiền cao nhất.
Bao bì của Airpods Real thi thoảng vẫn được Apple thay đổi. Chính vì thế có nhiều trường hợp bao bì của các sản phẩm chính hãng vẫn có thể khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng bao bì của Airpods Real sẽ không bao giờ sai chính tả, mực sẽ được in màu xám, đều mực và vô cùng rõ ràng.
Bạn cần quan sát kỹ các văn bản được in nhỏ trên vỏ hộp và đảm bảo rằng không có lỗi chính tả nào xuất hiện. Nếu xuất hiện một lỗi chính tả nhỏ, cho dù đó là dấu cách kép hay hình ảnh chất lượng kém đều có thể trở thành bằng chứng cho việc đây là hàng fake.
Tiếp theo, bạn cần mở hộp và tiếp tục quan sát các lỗi chính tả có thể xuất hiện trong các tài liệu đi kèm. Bởi vì có rất nhiều tình huống người làm hàng giả sử dụng bao bì hàng thật để đánh lừa người mua, còn thực chất bên trong vẫn là Airpods fake.
Airpods Real thường đi kèm các phụ kiện được liệt kê trên trang web chính thức của Apple cũng như thông số kỹ thuật chuẩn xác, cụ thể là cáp sạc Lightning hay nút tai nghe silicon dành cho Airpods Pro.
Thiết kế bên ngoài Airpods
Airpods đã qua sử dụng thường sẽ không đi kèm với bao bì nên bạn không thể kiểm tra thông qua vỏ hộp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận ra hàng fake bằng cách kiểm tra ngoại hình sản phẩm.Truy cập vào trang web của Apple và bắt đầu so sánh hình ảnh động của Airpods 360 độ với Airpods của bạn. Nếu giữa hai thiết bị xuất hiện bất cứ điểm khác biệt nào, cho dù đó là lỗ thông hơi bổ sung hay lỗ sai lệch, sản phẩm của bạn rất có thể là hàng giả.
Bạn có thể ngay lập tức phát hiện ra hàng giả cho dù bạn đang sở hữu Airpods 2 hay Airpods Pro thông qua màu sắc (Airpods Real chỉ có màu trắng) cũng như nút đèn trạng thái ở trên tai nghe.
Hơn nữa, bạn cũng có thể phân biệt Airpods Real và Airpods Fake thông qua việc quan sát phần dưới của thân tai nghe. Airpods Real thường sở hữu bộ khuếch tán có hình bầu dục, còn Airpods Fake sẽ có hình tròn. Tương tự đối với Airpods Pro, sản phẩm chính hãng thường không có bộ khuếch tán nhưng nhiều thiết bị hàng nhái vẫn đặt bộ khuếch tán ở đó.
Lưới tản nhiệt
Airpods Pro sở hữu sọc đen hỗ trợ nhận âm thanh cho micro. Airpods Pro Real thường được thiết kế bộ phận này rất tốt khi tấm tản nhiệt được bao bọc bởi một lớp sọc đen. Tuy nhiên, tấm tản nhiệt Airpods Fake đem lại cảm giác như được in lên và thường không có công dụng đáng kể. Chính vì thế, các thiết bị không chính hãng thường sẽ không có tính năng khử tiếng ồn chủ động.
Hộp sạc tai nghe
Hộp sạc đi kèm với Airpods Fake thường có kích thước quá khổ, khác với hộp sạc Airpods Real được đóng từ tính nên vừa khít một cách hoàn hảo, mặt sau của nắp hộp được thiết kế bản lề kim loại, còn phần còn lại của hộp sẽ là nhựa trắng.
Trên hộp có nút Cài đặt ở mặt sau cùng với duy nhất đèn trạng thái ở mặt trước (hay ở dưới nắp hộp sạc ban đầu). Bạn hãy chắc chắn rằng hộp sạc sử dụng cổng sạc Lightning. Đồng thời, bạn cũng có thể cắm thử để kiểm tra đèn trạng thái trên hộp có chuyển màu xanh khi Airpods được sạc hay không.
Thông thường, các vật liệu sử dụng để sản xuất Airpods Fake sẽ rẻ hơn Airpods Real, chính vì thế nên chúng thường có khối lượng nặng hơn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bộ cân để dễ dàng hơn trong việc phân biệt Airpods Real và Airpods Fake. Kiểm tra kết quả thông qua thông số kỹ thuật được liệt kê trên trang web của Apple.
Khả năng kết nối
Airpods Real được trang bị chip H1 hay W1 độc quyền của Apple hỗ trợ kết nối với iPhone mà không cần phải truy cập cài đặt Bluetooth. Một số loại Airpods Fake đã làm theo công nghệ này, song khả năng kết nối vẫn không chuẩn xác so với bản gốc.
Bạn có thể phân biệt bằng cách đưa tai nghe trở lại hộp, sau đó mở hộp đặt cạnh thiết bị iPhone của mình. Màn hình sẽ hiển thị một hình ảnh động kết nối.
Còn trên iPhone, hãy truy cập Cài đặt -> chọn mục Bluetooth -> nhấn biểu tượng chữ i bên cạnh Airpods của bạn. Airpods Real sẽ cung cấp các tùy chọn giúp bạn có thể đổi tên, thay đổi điều khiển, bật hoặc tắt chế độ Tự động phát hiện tai. Hầu hết các sản phẩm Airpods Fake sẽ chỉ có thể cung cấp các tùy chọn như Ngắt kết nối hay Quên thiết bị này.
Kiểm tra tính năng
Airpods Real có mức giá khá cao cũng bởi lý do chúng sở hữu tương đối nhiều các tính năng gây ấn tượng. Bạn có thể kiểm tra thử bằng cách chạm hai lần vào thân tai nghe trong khi nghe nhạc để test một vài tác vụ như:
- Kích hoạt Hey, Siri.
- Tạm dừng/ Phát bài hát.
- Chuyển tới bài hát tiếp theo.
- Trở lại bài hát trước đó.
Nếu tính năng Tự động phát hiện tai được kích hoạt, bạn có thể tạm dừng bài nhạc bằng cách tháo Airpods ra khỏi tai. Còn đối với thiết bị Airpods 2, bạn có thể ngay lập tức sử dụng Hey, Siri nếu kích hoạt nó từ phần Cài đặt -> chọn Siri & Tìm kiếm trên thiết bị iPhone.
Còn đối với Airpods Pro, bạn có thể nhấn cảm biến lực trên thân tai nghe để kiểm tra các tác vụ sau đây:
- Chạm một lần để tạm dừng/phát bài hát.
- Chạm hai lần để chuyển tới bài hát tiếp theo.
- Chạm ba lần để trở lại bài hát trước.
- Nhấn giữ để chuyển đổi giữa chế độ Khử tiếng ồn chủ động hay Chế độ trong suốt.
Kiểm tra hoạt động với Hey, Siri tương tự như Airpods 2.
Số Serial
Số Serial được in trên vỏ hộp sạc đi kèm giúp xác định từng bộ Airpods. Hãy nhập dòng số Serial được in trên vỏ hộp Airpods của bạn và nhập vào trang web https://checkcoverage.apple.com/ để xác thực. Bạn có thể tìm thấy số Serial ở các vị trí, cụ thể là:
- Trên nhãn dán ở bên ngoài hộp đựng.
- Bên trong nắp hộp sạc đi kèm.
- Ở trang Giới thiệu của Cài đặt iPhone.
Tất nhiên cũng có trường hợp Airpods Fake in số Serial đánh cắp được từ trên vỏ hộp hay bên trong vỏ sạc của hàng thật. Thực tế, nhiều thiết bị Airpods Fake vẫn có thể sử dụng vỏ sạc chính hãng.
Vì vậy, cách duy nhất có thể làm chính là lấy số Serial ở trang Giới thiệu trên iPhone bằng cách kết nối Airpods với iPhone, sau đó vào Cài đặt -> chọn mục Chung -> chọn Giới thiệu. Bạn sẽ thấy Airpods hiển thị ở cuối trang và bạn chỉ cần chạm vào chúng là có thể thấy số Serial.
Chất lượng âm thanh
Và tất nhiên, chất lượng âm thanh của Airpods Fake không thể nào tuyệt vời như bản gốc. Thiết bị này thường sở hữu âm thanh trung thực nhưng khá nhỏ, gây cảm giác khó chịu khi nghe, đồng thời tính năng Khử tiếng ồn chủ động không được trang bị cho thiết bị này.
Hơn nữa, Airpods Fake không thể hoạt động tốt với phiên bản iOS mới nhất, tuy nhiên vẫn có thể hoạt động tốt với các phiên bản còn lại hay các thiết bị không thuộc Apple.